Cấu tạo máy phát điện 1 pha gồm các phần: rotor, cọc bắt dây, giắc cắm dây,… Hiện nay, một số dòng máy phát điện 1 pha không còn phần cổ góp và chổi than. Tuy nhiên, dòng máy phát điện này vẫn gồm 2 bộ phận chính:
Phần cảm: gồm các cặp cực là các nam châm xen kẽ với nhau tạo ra từ trường.
Phần ứng: gồm các khung dây/cuộn dây giống nhau và được cố định trên một vòng tròn tạo suất điện động cảm ứng.
Tùy theo công suất của máy mà có thể có phần quay và phần đứng yên khác nhau. Cụ thể, đối với máy phát điện 1 pha công suất nhỏ thì phần đứng yên là nam châm và phần quay là khung dây. Máy phát điện công suất lớn hơn thì ngược lại.
Phần đứng yên được gọi là stato, phần chuyển động gọi là roto.
Máy phát điện xoay chiều 1 pha hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ. Tức là, khi roto quay sẽ tạo ra một suất điện động biến thiên. Suất điện động này khi được đưa ra ngoài sẽ tạo ra dòng điện xoay chiều.
Động cơ máy phát điện 1 pha có khả năng tự đồng bộ tốt. Chúng có khả năng tự điều chỉnh tốc độ, độ rộng, điện áp, cường độ dòng điện. Bộ điều chỉnh điện áp có cấu trúc mạch điều khiển và mạch lực đơn giản hơn những chất lượng đạt được lại cao.
Đối với những dòng máy phát điện 1 pha cũ được trang bị chổi than và cổ góp. Trong môi trường hoạt động kém an toàn có thể gây ra cháy nổ. Tuy nhiên, hiện nay với công nghệ hiện đại, các bộ phận này đã được loại bỏ và cải tiến tốt hơn rất nhiều.
Bạn chỉ nên sử dụng dòng điện 1 pha khi các thiết bị điện trong gia đình sử dụng dòng điện 1 pha. Trường hợp thứ hai đó chính là nhu cầu sử dụng điện năng không quá cao và không thường xuyên.