Nguyên lý hoạt động của các thành phần chính trong máy phát điện

Ngày đăng: 22/07/2022 04:17 PM

     Trước hết, bạn phải hiểu rằng "máy phát điện không tạo ra điện" vì thực chất máy phát điện sử dụng năng lượng cơ năng mà nó được cung cấp để tạo ra các di chuyển của điện tích trong cuộn dây qua một mạch điện phía ngoài. Và dòng điện tích tạo nên nhờ vào dòng điện bên ngoài do máy cung cấp.

1. Động cơ

     Là nguồn cung cấp năng lượng cơ học đầu vào của máy phát điện. Các nguồn nguyên liệu phổ biến để vận hành động cơ gồm có dầu Diesel, xăng, Propan (cả 2 dạng lỏng và khí) và khí thiên nhiên. Những động cơ chạy bằng xăng thường sẽ có kích thước nhỏ, trong khi đó động cơ chạy bằng nguyên liệu Propan, Diesel hay khí thiên nhiên có kích thước lớn hơn. Ngoài ra còn một loại máy phát điện vận hàng bằng nguyên liệu kép là khí đốt và Diesel.

     Gồm bộ phận tĩnh và bộ phận quay với chức năng tạo ra điện từ các nguyên liệu cơ học cung cấp. 2 bộ phận này làm việc nhịp nhàng với nhau để tạo ra chuyển động tương đối giữa điện và từ, nhờ vậy dòng điện được tạo ra.

- Stator/Phần tĩnh/Bộ phận cảm: Đúng với tên gọi, Stator là thành phần không thể chuyển động (phần tĩnh), có cấu tạo gồm một tập hợp các dây dẫn điện quấn lại tạo thành dạng cuộn trên một hình trụ rỗng lõi.

- Rotor/Phần quay/Bộ phận ứng: ngược với stator, rotor lại là bộ phận có thể chuyển động để tạo ra từ trường.

3. Hệ thống nhiên liệu

     Giữ vai trò chủ chốt giúp máy phát điện hoạt động, bao gồm bình nhiên liệu và các bộ phận: ống thông gió, bơm nhiên liệu, ống nối từ bình chứa nhiên liệu đến động cơ của máy, kết nối chống tràn từ bình chứa nhiên liệu ra ngoài, bình lọc nhiên liệu, kim phun nhiên liệu.

4. Ổn áp

     Là bộ phận có khả năng quy định điện áp đầu ra của máy phát điện.

5. Hệ thống làm mát

     Có tác dụng thông gió và thu hồi nhiệt mà máy sản sinh ra trong quá trình hoạt động. Cần chú ý lạm dụng hệ thống làm mát trong thời gian dài có thể làm nóng sang các bộ phận khác của máy phát điện.

6. Hệ thống xả

     Có vai trò xử lý khí thải thoát ra ngoài trong khi máy hoạt động. Chất liệu làm ống xả thường là thép, gang hoặc sắt rèn. Bằng một kết nối linh động ống xả sẽ được gắn với động cơ có khả năng giảm rung và ngăn ngừa những thiệt hại có thể xảy ra cho hệ thống xả của máy.

7. Hệ thống bôi trơn

     Bất cứ máy phát điện nào cũng phải có hệ thống bôi trơn hoạt động bằng dầu với công dụng bôi trơn động cơ giúp máy hoạt động bền bỉ và êm ái trong thời gian dài, nhờ thế kéo dài tuổi thọ của động cơ. Sau khi máy vận hành được 8h, người sử dụng cần kiểm tra lượng dầu bôi trơn. Và sau 500h hoạt động, máy cần được kiểm tra để ngăn ngừa rò rỉ dầu bôi trơn và thay dầu.

Chia sẻ:
Bài viết khác:
Zalo
Hotline